Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Chương trình, Đề án của huyện

Thứ hai - 20/12/2021 09:29
      Năm 2021, Khánh Sơn tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án của huyện nhằm góp phần tạo việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân, bao gồm: Chương trình chuyển đổi cây trồng, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chương trình phát triển du lịch.
      Đối với Chương trình chuyển đổi cây trồng, các xã, thị trấn đã chuyển đổi 79,3 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng sầu riêng và bưởi da xanh, trong đó chủ yếu là sầu riêng. Đồng thời, các địa phương thường xuyên tuyên tuyền, hướng dẫn người dân chăm sóc các diện tích đã chuyển đổi từ năm những năm trước, nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.
      Đối với Chương trình OCOP, năm 2021, các chủ thể đã đăng ký 10 sản phẩm như: trái sầu riêng tươi, trà vối túi lọc, bưởi da xanh, chuối sấy…Qua đánh giá, huyện đã lựa chọn 6 sản phẩm đạt 3 sao trở lên để gửi hồ sơ đề nghị UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021, bao gồm: trái sầu riêng tươi của Hợp tác xã Điền Thanh; trái bưởi và trái sầu riêng của Tổ hợp tác cây ăn quả Sơn Hiệp; trái sầu riêng của Công ty TNHH Thực phẩm nông nghiệp xanh; sản phẩm mật chuối, chuối sấy của Cơ sở sản xuất An Hòa; trái chuối tươi của Tổ hợp tác trồng và chăm sóc chuối mốc xã thành Sơn.
Thác Tà Gụ, xã Sơn Hiệp
       Thực hiện Chương trình phát triển du lịch, năm 2021, huyện đã phối hợp Sở Du lịch đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Sơn Hiệp, đưa du lịch cộng đồng huyện Khánh Sơn vào quy hoạch ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch như: các hạng mục công trình kỹ thuật tại thác Tà Gụ (xã Sơn Hiệp), điểm dừng chân Đỉnh Đèo; triển khai dự án đường và kè bảo vệ khu vực Cây Di sản tại xã Thành Sơn… Ngoài ra, huyện tiếp tục kêu gọi, xúc tiến đầu tư bằng hình thức xã hội hóa một số điểm du lịch như: khu du lịch sinh thái thác Tà Gụ, khu du lịch đồi thông xã Sơn Bình-Sơn Hiệp…Qua đó, nhằm góp phần triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch huyện Khánh Sơn giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tác giả bài viết: Mấu Săn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Người Raglai ở Khánh Hòa

  Ảnh: Hồ Quốc     Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận.     Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...

Thăm dò ý kiến

Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng năm nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây