Đàn chapi là một loại nhạc cụ truyền thống của người Raglai ở huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Ông Mấu Hồng Thái là một trong số ít người ở Khánh Sơn còn biết chế tác, sử dụng và lưu giữ nhiều cây đàn chapi
Mã la, một loại nhạc cụ gõ bằng đồng độc đáo của người Raglai ở miền núi phía tây các tỉnh cực nam Trung Bộ, cần được đặt nằm chung trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và được sưu tầm, nghiên cứu bổ sung vào hồ sơ văn hóa cồng chiêng Việt Nam.
Các loại nhạc cụ độc đáo của người Raglai như: chiêng Mã La, đàn đá, kèn sarakel, đàn Chapi...luôn được trình tấu trong các dịp lễ hội bỏ mả, lễ mừng lúa mới, hát sử thi…Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Raglai, nhạc cụ luôn là của quý, là vật thiêng, là người bạn tâm giao không thể thiếu vắng.
Hơn nửa đời người rong ruổi sưu tầm sử thi và tìm cách lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào Raglai, nghệ nhân dân gian Mấu Quốc Tiến luôn đau đáu nỗi lo những vốn quý này sẽ dần mai một
Mã la là nhạc cụ có tính “hồn cốt” của đồng bào Raglai. Nhưng hiện nay, cả một vùng núi rừng Khánh Sơn chỉ còn duy nhất một người có khả năng “chữa bệnh” cho loại nhạc cụ này.
Âm thanh của đàn đá Raglai vừa sống động, vừa vui nhộn và trầm lắng, cả nhịp nhàng lẫn du dương...
Dưới những buôn làng Raglai thưa thớt, tiếng Chapi trầm bổng ngân như tiếng thác đổ, như tiếng gió gọi ngàn thương...
Khánh Sơn là một địa danh cổ, có ngữ âm Hán - Việt, do người Việt đặt cho một vùng đất có núi non hiểm trở, cây rừng rậm rạp, mà ngày nay đã trở thành một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa. Khánh Sơn - địa danh ấy - nếu ngẫm suy từ ngữ nghĩa của nó, có thể liên tưởng đến một vùng núi có loại nham thạch đặc biệt làm ra được khánh đá. Lê Quý Đôn trong sách Kiến văn tiểu lục biên soạn vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII đề cập đến loại đá kêu đó trong vùng núi phía Tây phủ Diên Khánh - Khánh Hòa.
Ảnh: Hồ Quốc Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận. Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...