Nếu gọi thị trấn Tô Hạp huyện Khánh Sơn là thung lũng sử thi thì người Raglai là chủ nhân của thung lũng ấy. Qua nhiều năm dày công sưu tầm, ông Mấu Quốc Tiến nhà nghiên cứu văn hóa Raglai, người con của núi rừng Tô Hạp đã bảo tồn nhiều bộ sử thi có giá trị của chính đồng bào mình
Đến thung lũng Yangbay thuộc xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Nếu ai muốn tìm gặp Cao Di, người có thể chơi và chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Raglai, sẽ được người dân ở đây chỉ dẫn tận nơi. Bởi Cao Di khá nổi tiếng ở khắp buôn làng Raglai ở xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
Lễ bỏ mả có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của tộc người Raglai. Trong các nghi lễ bỏ mả tập trung nhiều loại hình nghệ thuật như: Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, múa, trình diễn...với mục đích tiễn đưa người chết về “thế giới bên kia”. Đồng thời “giải thoát” hoàn toàn mọi sự ràng buộc của người sống đối với người chết.
Du lịch Khánh Sơn đang được triển khai phát triển nhưng Khánh Sơn vẫn giữ được nét hoang sơ dân dã của thiên nhiên cảnh vật. Đặc biêt, người dân xứ này chất phác hiền lành, nhân hậu và đang chung tay gìn giữ nét đẹp Văn hóa truyền thống mà cha ông để lại trên quê hương Khánh Sơn. Đó sẽ là những trải nghiệm thú vị cho nhiều du khách khi đến Khánh Sơn.
Người Raglai xem dàn mã la không chỉ là nhạc cụ đơn thuần mà nó còn biểu thị sức mạnh tâm linh, là vật thiêng được từng gia đình giữ gìn như vật gia bảo. Họ tin rằng, mỗi chiếc mã la đều có một vị thần (Yang) trú ngụ.
Từ năm 1979, tại Khánh Sơn đã phát hiện ra những bộ đàn đá, một loại nhạc cụ vào loại cổ sơ nhất của loài người (bộ đàn đá đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm 1949 tại Tây Nguyên - Việt Nam do ông G.Condominas, kỹ sư người Pháp).
Katê là dịp để người Chăm tưởng nhớ công ơn các vị thần linh, ông bà tổ tiên, là dịp gặp lại người em út Raglai sau một năm xa vắng. Ngược lại, Kate cũng là dịp để người Raglai đưa y trang về tháp Chăm cúng lễ thần linh và gặp lại người anh, người chị của mình. Mùa Lễ hội Katê hàng năm, là dịp thắt chặt tình đoàn kết anh em Chăm và Raglai.
Huyện miền núi Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận nơi được xem là trung tâm của miền Chapi không chỉ được biết đến là nơi sản sinh và lưu giữ các loại nhạc cụ truyền thống của người Raglai mà còn là vùng đất kiên trung trong đấu tranh giữ làng giữ nước qua hai cuộc kháng chiến. Ít có vùng đồng bào dân tộc nào có truyền thống anh hùng như huyện miền núi Bắc Ái tỉnh Ninh Thuận. Trong bốn cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thì đã có ba cá nhân là người đồng bào Raglai.
Đến với Yangbay là đến với thác nguồn, với núi rừng hùng vỹ. Ta như đang đắm chìm trong những huyền thoại và không gian văn hóa của người Raglai.
Ca khúc “Giấc mơ Chapi” của nhạc sĩ Trần Tiến đã quá quen thuộc với người yêu âm nhạc, nhưng nói đến miền đất Chapi thì có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người. Miền Chapi là cụm từ địa danh hoá, chỉ nơi đồng bào Rắc Lây đang sinh sống, vùng đất nằm dọc triền núi phía Tây các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và một phần tỉnh Bình Thuận
Người Raglai quan niệm, có hai thế giới song song tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của những người đã khuất.
Giọng ca tha thiết, từng tiếng ngân nga như đưa người nghe hòa vào không gian mênh mang của núi rừng...
Khám phá huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa Phần 2
- Từ năm 2019, Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Khánh Sơn và Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện Khánh Sơn đã hợp nhất thành Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn, theo Quyết định số 3981/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, và đã có sự thay đổi về...