Từ đó, ở Khánh Sơn đã phát hiện nhiều bộ đàn đá khác. Bộ đàn gồm 12 thanh đá, được đẽo gọt với độ lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau, tạo nên nhiều âm thanh, có thể coi là nhạc cụ tự rung như cồng, chiêng, đàn tơ-rưng.... Bộ đàn đá nguyên sơ được đồng bào Tây Nguyên dùng để đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, thể hiện sự giao hòa, chinh phục của con người đối với thiên nhiên.
Đàn đá sau này chủ yếu được tấu trong những ngày lẽ hội: mừng lúa mới, mừng được mùa, ăn trâu, uống rượu cần. Tiếng đàn đá thay cho tiếng lòng, là lời kể, niềm an ủi, lúc vui, lúc buồn trong cuộc sống của người dân Tây Nguyên, trong đó có người Raglai.
Độc tấu đàn đá Khánh Sơn “Đàn ơi hát cùng ta” do nghệ nhân Bo Bo Hùng và đoàn nghệ thuật quần chúng huyện Khánh Sơn biểu diễn.