Sách không chỉ là chữ nghĩa

Thứ năm - 13/07/2017 09:53
Thời gian gần đây, nhiều bạn yêu sách đã xuýt xoa về ấn bản “Lĩnh Nam chích quái” do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành bởi sách có những hình minh họa tuyệt đẹp. Đó chính là kết quả của sự đổi thay về tư duy làm sách: sách không đơn thuần là chuyện chữ nghĩa, muốn bán được sách phải có bìa “độc”, hình minh họa đẹp…

Những bìa sách công phu

Đã qua rồi cái thời giấy in sách vàng ố, bìa sách được thiết kế đơn điệu với tên tác phẩm, tác giả được in bằng phông chữ na ná nhau. Bìa sách bây giờ là một tác phẩm công phu, mang dấu ấn rất rõ của họa sĩ trình bày. Dễ nhận thấy nhất chính là so sánh sự khác biệt giữa những bìa sách bản mới và bản cũ. Gần đây, các tác phẩm Việt Nam danh tác do Nhã Nam in lại được đầu tư rất công phu. Đơn cử như khi tái bản cuốn Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng, họa sĩ thiết kế đã tìm font chữ mà báo chí ngày trước hay dùng để làm tên sách. Đặt bản in của Nhã Nam bên cạnh những bản in trước đây sẽ thấy hiệu ứng khác biệt. Nhiều bạn đọc thích thú với bìa sách này bởi nó vừa mang tính hiện đại vừa giữ được dấu ấn thời gian của một tác phẩm “vang bóng một thời”.

tv1
Bìa sách Trần Khánh Dư do họa sĩ Thành Phong vẽ

Công ty sách Đông A là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào khoác áo mới cho sách với nhiều tác phẩm có bìa rất đẹp. Gần đây nhất, Đông A cho in 2 cuốn tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản (tái bản) của nhà văn Lưu Sơn Minh do họa sĩ Thành Phong minh họa. Bìa sách Trần Khánh Dư là hình ảnh người trung niên chèo thuyền giữa sóng dữ  gợi nên cuộc đời của danh tướng Trần Khánh Dư (nắm thủy quân của triều Trần), người đã vượt lên thị phi, lập nhiều chiến công hiển hách góp phần đem lại thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Trên diễn đàn về sách, nhiều độc giả bày tỏ rất thích cách thiết kế bìa của Công ty Đông A.

Minh họa độc đáo

Trong loạt sách kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Nhà xuất bản Kim Đồng đã đầu tư nhiều cuốn sách rất công phu như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lĩnh Nam chích quái… Ngoài phần hình vẽ minh họa, Dế Mèn phiêu lưu ký có cả bản đồ về đường đi phiêu lưu của Dế Mèn. Đỉnh cao của việc minh họa sách phải kể đến cuốn Lĩnh Nam chích quái với gần 200 bức tranh minh họa do họa sĩ Tạ Huy Long, Trưởng phòng Kỹ - Mỹ thuật Nhà xuất bản Kim Đồng thể hiện. Những tích truyện dân gian đã thêm phần hấp dẫn với những bức tranh sống động. Họa sĩ Tạ Huy Long cho biết, trước khi bắt tay vào việc minh họa Lĩnh Nam chích quái, anh phải đọc truyện nắm bắt nội dung, rồi đi tìm dữ liệu về đồ họa từ tranh dân gian Việt Nam cũng như tham khảo các sách tranh của nước ngoài…

Theo họa sĩ Tạ Huy Long, việc làm bìa hay minh họa sách Việt Nam vẫn đi sau nhiều nước. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện một lớp họa sĩ trẻ chịu khó học hỏi, đầu tư sáng tạo để cho ra những cuốn sách có bìa, minh họa đẹp. Nhờ đó, bây giờ vào nhà sách không khó để tìm thấy những quyển sách có bìa được thiết kế khá đẹp mắt.  

tv
“Lĩnh Nam chích quái” với phần minh họa của họa sĩ Tạ Huy Long đang gây “sốt”

Việc đầu tư cho bìa sách là một trong những giải pháp để thu hút mọi người đến với sách. Bước đầu, sự chuyển hướng này đã có hiệu quả. Anh Phan Văn Thế, cửa hàng trưởng Nhà sách Fahasa Nha Trang cho biết: “Những năm gần đây, bìa sách đã được các đơn vị làm sách quan tâm hơn, đã xuất hiện những bìa có minh họa đẹp. Những cuốn sách có bìa sách, minh họa đẹp thường bán chạy hơn những cuốn làm theo kiểu cũ”.  

“Không ai chọn sách vì cái bìa, nhưng bìa sẽ đóng yếu tố quan trọng trong việc chọn một bản sách, nhất là với những cuốn sách có nhiều bản in khác nhau”, Nguyễn Thế Cường, một độc giả trẻ ở Nha Trang bày tỏ.  

Tác giả bài viết: THÀNH NGUYỄN

Nguồn tin: baokhanhhoa.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Người Raglai ở Khánh Hòa

  Ảnh: Hồ Quốc     Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận.     Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...

Thăm dò ý kiến

Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng năm nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây