Ra mắt 'Đợi anh về' - Tuyển thơ chiến tranh vệ quốc Liên Xô

Thứ năm - 02/11/2017 08:16
Những bài thơ trong tập thơ thể hiện một cách chân thực về cuộc chiến tranh đẫm máu và qua đó tính cách Nga được bộc lộ một cách rõ ràng và sâu sắc nhất.
 
Tập thơ bao gồm 180 bài thơ của 24 nhà thơ của nền thơ Chiến tranh Vệ quốc.

Sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, nhân dân Liên Xô trong vòng hai thập kỷ đã phải trải qua biết bao nhiêu cam go và thử thách để bảo vệ thành quả của Nhà nước và chính quyền Xô Viết. Nhưng không có thử thách khốc liệt nào bằng cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại mà nhân dân Liên Xô phải tiến hành suốt gần 5 năm 1941-1945, với phát xít Đức xâm lược.

Từ trong máu lửa của cuộc chiến tranh, nhân dân Xô Viết đã làm nên chiến thắng, giải phóng Liên Xô và góp phần giải phóng châu Âu. Trong cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nhân dân Liên Xô đã có một sự hy sinh vô bờ bến, đã thể hiện những phẩm giá cao quý nhất của tính cách Nga.

Tất cả những điều đó đã được phản ánh trong những tác phẩm văn học chiến tranh Xô Viết, được vinh danh là Văn học Chiến tranh Vệ quốc.

Một trong những tác phẩm thơ ca Chiến tranh Vệ Quốc nổi tiếng là bài thơ "Đợi anh về" của nhà thơ Constantin Simonov. Bài thơ này đã được nhà thơ Tố Hữu dịch sang tiếng Việt ngay từ năm 1947, đã có một ảnh hưởng và ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đem đến cho độc giả một tập thơ bao gồm 180 bài thơ của 24 nhà thơ của nền thơ Chiến tranh Vệ quốc đã được chọn dịch ra tiếng Việt mang tên "Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945: Đợi anh về".

Hai dịch giả Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Văn Minh đã dày công chọn lọc và dịch180 bài thơ của 24 tác giả tiêu biểu nhất trong nền thơ ca Chiến tranh Vệ quốc như Simonov, Onga Bergolls, Tvardovski, Anna Akhmatova, Evtusenko…

Những bài thơ trong tập thơ đã thể hiện một cách chân thực về cuộc chiến tranh đẫm máu. Và qua đó, tính cách Nga được bộc lộ một cách rõ ràng và sâu sắc nhất. Đó là sự tàn khốc, bi thương, nhưng hào hùng và lạc quan tin tưởng. Như nhà mỹ học Borev đã nói: “Đó là những tiếng khóc đau thương về sự hy sinh và mất mát, nhưng đồng thời cũng là tiếng ca vinh quang về sự bất tử”. 

Những độc giả yêu thơ ca Nga sẽ nhận ra nhiều bài thơ trong tập thơ này đã được phổ nhạc thành các bài hát yêu thích không chỉ ở Nga và còn ở Việt Nam.

Tuyển thơ "Đợi anh về" sẽ góp phần như là một chiếc cầu nối giữa văn học Nga và Văn học Việt Nam, góp phần củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Tác giả bài viết: Nhật Nam

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Người Raglai ở Khánh Hòa

  Ảnh: Hồ Quốc     Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận.     Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...

Thăm dò ý kiến

Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng năm nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây