Cuốn sách gồm 100 bài viết - 100 góc nhìn, phân tích, nhận định về cuộc tổng tiến công năm 1968. Các bài viết này vốn là những tham luận của lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội.
Sách bao gồm 2 phần chính. Phần nội dung thứ nhất là các bài viết tái hiện chiến dịch hào hùng, khẳng định chủ trương, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều bài viết tập trung làm rõ và khẳng định quyết định mở cuộc tiến công và nổi dậy bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa đúng dịp Tết - thời điểm địch ít đề phòng nhất, lựa chọn đúng hướng tiến công chủ yếu nhằm vào đô thị, nơi tập trung đầu não chính quyền Sài Gòn, tổ chức lực lượng gây bất ngờ cho đối phương… là quyết định sáng suốt, thể hiện tinh thần sáng tạo, chủ động của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chỉ đạo, điều hành, tác chiến chiến lược. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã tạo ra sự thay đổi đột biến về cục diện chiến tranh trên cả 3 mặt trận: chiến lược, lực lượng và chính trị. Các bài viết mang tới cái nhìn đa diện, toàn cảnh về toàn bộ diễn biến cuộc Tổng tiến công trên khắp chiến trường miền Nam. Qua đó, các tác giả nêu bật nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam ở cuộc tổng tiến công.
Phần nội dung thứ hai là những nhìn nhận, đánh giá thành quả, hạn chế trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Các bài viết đưa ra những kinh nghiệm, bài học về lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược của Đảng, về nghệ thuật tổ chức, khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, chớp thời cơ và vận dụng thời cơ, công tác đảm bảo, xây dựng tiềm lực, thế trận… Những kinh nghiệm đúc rút đó là cơ sở quan trọng có thể vận dụng vào xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo giúp bạn đọc, các nhà nghiên cứu hiểu hơn về một sự kiện hào hùng của dân tộc.
Tác giả bài viết: G.C (Tổng hợp)
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ảnh: Hồ Quốc Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận. Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...