Triển lãm trưng bày 107 tư liệu gồm: tranh, ảnh, bản đồ, hiện vật về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, tiêu biểu là 21 bộ châu bản của Vương triều Nguyễn có niên đại từ triều Minh Mạng (1820 - 1840) đến triều Bảo Đại (1925 - 1945), xác lập chủ quyền dưới triều Nguyễn do Ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) nghiên cứu, tuyển chọn, biên dịch. Ngoài ra còn có các bản đồ, atlas liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (tư liệu từ thế kỷ XVII - XX); hình ảnh, tư liệu về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thời thuộc Pháp và thời Việt Nam cộng hòa (tư liệu truớc năm 1975); hình ảnh đời sống sinh hoạt của quân và dân Trường Sa (Khánh Hòa) hiện nay.
Bản đồ và tư liệu trưng bày tại Triển lãm là một phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý thu thập được từ Việt Nam và các nước trên thế giới, trong đó có cả Trung Quốc, góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông. Đó là những phần lãnh thổ đã được các thế hệ người Việt từ bao đời nay khai phá, được các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ chiếm hữu, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục, hòa bình trong hơn 400 năm qua và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
Triển lãm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân Khánh Sơn hiểu hơn về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nâng cao nhận thức; khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ thông qua các tư liệu lịch sử được công bố.
Triển lãm mở cửa đến hết ngày 27/4.
Tác giả bài viết: TTVHTT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ảnh: Hồ Quốc Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận. Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...