Tổng cục Du lịch tổ chức tọa đạm Phát triển sản phẩm du lịch duyên hải miền Trung

Thứ tư - 19/09/2018 08:43
Ngày 14-9, tại Nha Trang, Tổng Cục Du lịch (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) tổ chức tọa đạm Phát triển sản phẩm du lịch duyên hải miền Trung.

Trước đó, Tổng Cục Du lịch đã tổ chức đoàn famtrip khảo sát các điểm du lịch tại 3 tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa với sự tham gia của khoảng 50 đơn vị lữ hành trong cả nước. Trong vòng gần 1 tuần lễ, đoàn đã  khảo sát các điểm đến như: Trường Dục Thanh - Tháp cổ Poshanư, Mũi Né – Hòn Rơm, Sea Link City và Lâu đài rượu Vang RD, Bàu Trắng, biển Cổ Thạch, Bãi đá bảy màu, chùa Hang (Bình Thuận); làng gốm Bàu Trúc, bãi biển Cà Ná, Làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp, Mũi Dinh, KDL Tanyoli, vườn nho Ba Mọi, tháp Pô Klong GiaRai, vịnh Vĩnh Hy, vườn quốc gia Núi Chúa, hang Rái (Ninh Thuận); cụm du lịch sinh thái biển đảo Bình Hưng – Bình Ba – Bình Lập, KDL sinh thái hồ Kênh Hạ - mật khu Đá Hang, khu lưu niệm tàu không số C235, bãi biển Dốc Lết (Khánh Hòa). 

Khách du lịch tham quan đồi cỏ hồng tại đảo Bình Ba

Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá, tiềm năng du lịch của 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận rất lớn. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch ở khu vực này chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đồng đều và thiếu tính liên kết. Từ đó, đại diện các đơn vị lữ hành đã đề nghị thời gian tới ngành du lịch của 3 địa phương cần tăng cường liên kết, trao đổi về thông tin du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; xây dựng những sản phẩm du mang tính đặc trưng của từng địa phương.

Bãi biển tuyệt đẹp ở Bình Ba

Phát biểu tại hội thảo, bà Phạm Lê Thảo – Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng Cục du lịch) khẳng định: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận là khu vực tập trung nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp của đất nước, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách trong nước và quốc tế, có thể kết nối và có sức lan tỏa đối với cả khu vực Duyên hải miền Trung và cả nước. Việc tổ chức đoàn khảo sát phát triển sản phẩm du lịch khu vực Duyên hải miền Trung nhằm khai thác triệt để lợi thế về địa lý và tiềm năng du lịch, đẩy mạnh liên kết và phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, có sức cạnh tranh trong nước và khu vực.  Kết luận buổi tọa đàm,  bà Phạm Lê Thảo đề nghị: Ngành du lịch 3 địa phương  cần quản lý điểm đến một cách tốt hơn nữa, để đem lại sự hài lòng cho du khách, đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, ngành du lịch 3 tỉnh tăng cường liên kết, tìm giải pháp đẩy du lịch Ninh Thuận phát triển nhanh hơn nữa, để giảm tải cho du lịch Nha Trang và Phan Thiết.

Tác giả bài viết: X.T

Nguồn tin: baokhanhhoa.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Người Raglai ở Khánh Hòa

  Ảnh: Hồ Quốc     Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận.     Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...

Thăm dò ý kiến

Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng năm nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây