Thêm bảo tàng tại phố cổ Hội An

Chủ nhật - 17/03/2019 10:23
 Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng sự kiện 44 năm ngày giải phóng Hội An (28/3/1975 – 28/3/2019) và 20 năm ngày phố cổ Hội An được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (4/12/1999 - 4/12/2019), chiều ngày 15/3 tại TP. Hội An, Quảng Nam đã diễn ra lễ khai trương Bảo tàng nghề y truyền thống.
Bảo tàng nghề y truyền thống ra đời nhằm bảo tồn nghề y truyền thống vốn đã từng nổi tiếng ở Hội An trước nguy cơ mai một. - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An trưng bày gần 200 hiện vật gốc và một số hiện vật phục chế, các tư liệu hỗ trợ liên quan đến nghề y truyền thống nói chung và nghề y ở Hội An nói riêng.

Với 6 gian trưng bày, Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An tái hiện không gian tiệm bán thuốc Bắc truyền thống với các khu vực trưng bày tủ thuốc, nơi bắt mạch, chẩn trị, nơi chờ  đợi của bệnh nhân và khách hàng đến khám bệnh, cảnh bốc thuốc, cảnh phơi và bảo quản thuốc, cảnh chế biến một số loại thuốc...

Bên cạnh đó, bảo tàng còn có không gian trưng bày, giới thiệu về nghề y truyền thống của Việt Nam, nghề y truyền thống của Quảng Nam và Hội An cùng phòng thông tin tư liệu gồm nhiều cuốn sách quý về nghề đông y.

Được thiết lập trong ngôi nhà cổ có kiến trúc truyền thống phổ biến của các nhà phố Hội An, Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An ra đời nhằm bảo tồn nghề y truyền thống vốn đã từng nổi tiếng ở Hội An trước nguy cơ mai một đang diễn ra đối với bộ phận di sản này trong cuộc sống hiện đại.

Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An cho biết: Hiện nay trong khu vực phố cổ đang có ba bảo tàng thu hút sự tham quan của hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế mỗi ngày, gồm: Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh, Bảo tàng Văn hóa Dân gian, Bảo tàng Gốm sứ mậu dịch.

Sự ra đời của Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An sẽ tạo nên sự liên hoàn của hệ thống Bảo tàng chuyên đề trong khu phố cổ nhằm phát huy mối quan hệ chặt chẽ giữa bảo tàng và di tích dựa trên nguyên tắc tôn trọng, đảm bảo tính nguyên gốc, tính mỹ thuật của di tích, đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ bảo tàng, đó là lấy hiện vật làm trung tâm, vừa gìn giữ bảo quản hiện vật vừa phát huy gia trị vốn có của hiện vật nhằm giáo dục văn hóa  truyền thống, cung cấp thông tin khoa học cho công chúng.

Tác giả bài viết: Lưu Hương

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn

- Từ năm 2019, Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Khánh Sơn và Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện Khánh Sơn đã hợp nhất thành Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn, theo Quyết định số 3981/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, và đã có sự thay đổi về...

Thăm dò ý kiến

Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng năm nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây