Từ bao đời nay các dân tộc Tây Nguyên còn nguyên những nét đẹp trong lễ cúng trỉa hạt với hình thức canh tác chọc lỗ, tra hạt. Đây là một lễ hội rất quan trọng để cầu xin các thần linh (các Yang) cho hạt giống khỏe mạnh cây cối lên nhanh, mưa gió thuận hòa, lúa về trĩu hạt, bắp thì đầy kho; Cầu mong các vị thần che chở, trông nom nương rẫy và ước mong sẽ được một mùa bội thu, nhà nhà no ấm...
Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, gồm: Dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk; dân tộc RagLai tỉnh Ninh Thuận; dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên Huế; dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum và dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai đang hoạt động hàng ngày tại Làng đã thực hiện tái hiện lễ cúng quan trọng này để giới thiệu với du khách đến tham quan.
Trước ngày Lễ, các trưởng làng và những người có uy tín trong buôn làng đã gặp gỡ, họp bàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng làng về công tác chuẩn bị lễ trỉa hạt. Khoảng đất tra hạt mùa mới cũng đã được đồng bào chuẩn bị sẵn sàng.
Lễ vật chuẩn bị cúng Yang bao gồm: 03 con gà, 01 thủ lợn, thịt lợn, gạo nếp, ché rượu, hạt gống cho mùa trỉa hạt. Khi các lễ vật đã chuẩn bị, 06 người phụ nữ đại diện cho 06 làng bê mâm lễ vật đã chuẩn bị sẵn sàng đưa đến gần cây nêu.
Sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng Yang. Đồng bào di chuyển lần lượt từ các làng dân tộc Ê Đê sang làng dân tộc RagLai qua làng dân tộc Cơ Tu, làng dân tộc Tà Ôi, làng dân tộc Xơ Đăng. Các dân tộc đã chuẩn bị các gậy chọc lỗ theo truyền thống, gùi để hạt bắp khi di chuyển đến làng nào thì làng đó sẽ là chủ thể chính tra hạt các làng anh em hỗ trợ, có âm nhạc của làng đó thể hiện niềm hân hoan của buôn làng trong mùa rẫy mới. Ở khoảng đất trồng của mỗi làng có cắm một cây nêu theo truyền thống gia chủ sẽ tra hạt ngay ở gốc cây nêu còn các làng khác tra hạt ở xung quanh theo sự hướng dẫn của gia chủ.
Điểm dừng tra hạt tại làng dân tộc Ba Na, đồng bào cùng chung vui sau một mùa trỉa hạt mới, cùng nhau chúc tụng mừng vui sau một ngày lao động mệt nhọc, niềm vui hân hoan, hi vọng màu xanh sẽ phủ khắp buôn làng, mùa màng bội thu, người người sức khỏe, ấm no.
Sau phần Lễ là phần hội với chương trình giao lưu văn nghệ của các cộng đồng dân tộc đang tham gia hoạt động hàng ngày tại Làng được diễn ra trong không khí thân tình, gần gũi.
Giới thiệu Lễ trỉa hạt và chương trình dân ca dân vũ tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là hoạt động ý nghĩa và thiết thực do chính chủ thể thực hiện nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên tới đông đảo du khách tham quan "Làng", đồng thời góp phần tăng cường tình đoàn kết, thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Tác giả bài viết: Lan Anh
Nguồn tin: toquoc.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ảnh: Hồ Quốc Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận. Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...