Nhiều công việc đã được triển khai để bảo tồn, khôi phục khu Di sản Văn hoá thế giới Mỹ Sơn. |
Được sự giúp đỡ của các chuyên gia đến từ Italy, cán bộ kỹ thuật của Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã thực hiện việc đánh mã số của từng hiện vật như: tượng cổ, gạch ngói cổ và nhiều hiện vật trong kết cấu vật liệu xây dựng được phát hiện trong quá trình khôi phục tháp cổ, để lưu trữ vào thiết bị vi tính dưới dạng số hóa.
Với việc số hóa này, toàn bộ hiện vật cổ này sẽ được bảo quản cẩn trọng hơn và dễ tra cứu trong quá trình khôi phục các nhóm tháp trong vùng lõi Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Ông Phan Hộ, Trưởng ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, việc số hóa hiện vật là một trong những kết quả nổi bật của công tác hợp tác quốc tế để bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Ngoài sự giúp đỡ của Chính phủ Italy, các chuyên gia đến từ Ấn Độ đã và đang tiến hành việc trùng tu chống xuống cấp đối với nhóm tháp K và H.
Trong quá trình trùng tu, các chuyên gia đã phát hiện tại tháp K một tuyến đường chìm dưới lòng đất và nhiều hiện vật có giá trị khác.
Toàn bộ những hiện vật mới được tìm thấy sẽ được số hóa để bảo quản cẩn trọng nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác phục dựng các tháp cổ Mỹ Sơn.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã thuê đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát thực địa, xác lập vị trí, giới cận khu rừng bảo vệ cảnh quan di sản với tổng diện tích 1.158 ha, thuộc các xã Duy Phú, Duy Hòa, Duy Sơn, huyện Duy Xuyên và xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Trong tổng diện tích 1.158ha rừng nói trên, có 32 ha rừng nằm trong vùng lõi là nơi bảo tồn các công trình kiến trúc Chămpa cổ xưa.
Tác giả bài viết: MK
Nguồn tin: baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ảnh: Hồ Quốc Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận. Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...