Theo ông Nguyễn Khắc Hà - Giám đốc Sở VH-TT, trong công tác quản lý các di tích, di sản văn hóa, thực tế rất cần một phần mềm quản lý chuyên dụng. Chính vì thế, đơn vị đã tổ chức lập đề cương xây dựng phần mềm quản lý các công trình di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Phần mềm nhằm làm cho hoạt động quản lý văn hóa đạt hiệu quả cao hơn, góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn tỉnh. Với những giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được triển khai trên môi trường mạng Internet và tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam trong lưu trữ và trao đổi dữ liệu, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu được lựa chọn vừa đáp ứng được tính thông dụng, mạnh và đầy đủ các tính năng hỗ trợ công tác quản lý với nguồn cơ sở dữ liệu khá lớn.
Theo số liệu kiểm kê của Sở VH-TT, toàn tỉnh hiện có hơn 190 di tích, danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh; gần 10.000 hiện vật gốc với nhiều loại hình phong phú; hơn 5.000 tư liệu hình ảnh thuộc về các thời kỳ lịch sử khác nhau. Nhưng nhìn chung việc quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt thiếu một công cụ quản lý mang tính thống nhất, đồng bộ.
Ông Nguyễn Thanh Phong - Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa (Sở VH-TT) cho rằng: “Nếu có được phần mềm quản lý di sản văn hóa sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình quản lý hiện vật, di tích và các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, vấn đề báo cáo, tổng hợp đánh giá tình hình, hiện trạng của các di tích, hiện vật sẽ kịp thời, giúp cho việc đưa ra các quyết định, giải pháp để bảo tồn, khôi phục các di sản văn hóa nhanh chóng”.
Theo ông Lê Chí Hướng - Giám đốc Bảo tàng tỉnh, phần mềm quản lý di sản văn hóa sẽ giúp cho cán bộ, nhân viên của bảo tàng thuận lợi hơn trong công tác chuyên môn. Không những thế, nó còn tạo điều kiện cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa cấp huyện, cấp xã nắm bắt rõ hơn về các di tích, hiện vật để kịp thời tham mưu các vấn đền liên quan. Việc số hóa các di tích, hiện vật cũng sẽ tạo thuận lợi cho việc lưu trữ, sử dụng, tìm kiếm thông tin về những di tích, hiện vật quý hiếm đó trên môi trường mạng được thuận lợi hơn.
Đến nay, việc lập đề cương đã hoàn thành và đang chuyển các đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc thẩm định, phê duyệt, bố trí kinh phí triển khai.
Tác giả bài viết: GIANG ĐÌNH
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Từ năm 2019, Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Khánh Sơn và Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện Khánh Sơn đã hợp nhất thành Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn, theo Quyết định số 3981/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, và đã có sự thay đổi về...