Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Khánh SơnGìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Raglai
Khánh Sơn: Định canh, định cư cho nhiều hộ dân Ba Cụm Bắc
Thứ năm - 21/03/2019 08:46
UBND huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã triển khai xây dựng Khu tái định cư (TĐC) thôn Dốc Trầu để bố trí nhà ở cho hàng chục hộ dân thôn Dốc Trầu (xã Ba Cụm Bắc). Bên cạnh đó, tiến hành bóc tách, giao đất sản xuất cho các hộ sau khi họ trả lại đất xâm canh tại khu vực phía đông đèo Khánh Sơn (địa phận huyện Cam Lâm).
Lâu nay, hàng chục hộ dân thôn Dốc Trầu vẫn mong ngóng dự án Khu TĐC Dốc Trầu sớm hoàn thành để tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo bị thu hồi đất ở huyện Cam Lâm có đất ở, đất sản xuất ổn định; chấm dứt tình trạng du canh, du cư. Ông Trần Hữu Tuấn - Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng huyện Khánh Sơn cho biết, dự án có tổng mức đầu tư hơn 27,7 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh, với các hạng mục như: nhà ở cho 30 hộ thuộc diện di dời, mỗi căn nhà có diện tích khoảng 57m2, bao gồm cả công trình vệ sinh khép kín, đường giao thông, hệ thống điện thắp sáng, nước sinh hoạt và nhà sinh hoạt cộng đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành, bàn giao vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt lũ cuối năm trước, một số hạng mục bị hư hỏng, sạt lở, xói mòn nên tiến độ bị chậm lại, đến nay mới khắc phục xong hoàn toàn. Một số khâu cuối cùng đang được hoàn tất, dự kiến giữa tháng 4 năm nay sẽ hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao để các hộ có thể chuyển về sinh sống.
Ngoài việc định cư cho người dân, UBND huyện Khánh Sơn còn triển khai việc bóc tách, giao đất sản xuất cho các hộ, dự kiến hạn mức 1ha/hộ không có đất sản xuất; đối với những hộ đã có một phần đất thì giao bổ sung để đảm bảo diện tích 1ha/hộ. Qua rà soát của cơ quan chức năng địa phương, nhu cầu đất định canh cho các hộ khoảng 17,1ha.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi triển khai dự án Khu TĐC Dốc Trầu, có 30 hộ có tên trong danh sách sẽ được chuyển về khu TĐC này. Tuy nhiên, vào tháng 10-2018, khi chủ đầu tư dự án, UBND xã Ba Cụm Bắc và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Khánh Sơn họp, lấy ý kiến của 30 hộ này và phân tích cho các hộ hiểu về lợi ích khi chuyển về khu TĐC thì chỉ có 21 hộ đồng ý di dời, 9 hộ không có nhu cầu về sinh sống tại đây. Lý giải về nguyên nhân không muốn chuyển về Khu TĐC Dốc Trầu, ông Cao Bánh (xóm 1 thôn Dốc Trầu) cho biết, hiện nay, gia đình ông đã có nhà xây, điện, nước ổn định; về đất canh tác đã có 2ha, đủ để gia đình sản xuất, thu nhập ổn định. Hiện nay, các con ông đều đã lập gia đình, có chỗ ở riêng nên gia đình ông không có nhu cầu về ở tại khu TĐC.
Trong khi đó, chia sẻ về niềm vui sắp có nơi ở, nơi sản xuất ổn định, 21 hộ đều cho rằng đã mong chờ dự án này từ lâu, bởi sau khi trả lại đất xâm canh cho huyện Cam Lâm, họ trở về sinh sống tại xã Ba Cụm Bắc và không có nơi ở ổn định. Hầu hết các hộ đều sống trong những căn nhà tạm chật hẹp, không có đất sản xuất hoặc có nhưng ít, lại ở xa nên cuộc sống rất khó khăn. “Sau khi Nhà nước thu hồi đất ở phía đông đèo Khánh Sơn, 4 người trong gia đình tôi về lại thôn Dốc Trầu sinh sống trong căn nhà tạm chỉ 18m2. Do không có đất sản xuất nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Tôi mong Khu TĐC Dốc Trầu sớm hoàn thành, khi chuyển về đó sinh sống, vừa được Nhà nước cấp nhà ở, vừa có đất sản xuất”, ông Cao Thuyển - một trong số các hộ sắp chuyển về Khu TĐC Dốc Trầu chia sẻ.
Theo ông Trương Văn Vỹ - Chủ tịch UBND xã Ba Cụm Bắc, việc bố trí, xây dựng Khu TĐC Dốc Trầu là chủ trương lớn của tỉnh, huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sớm ổn định cuộc sống. Các hộ thiếu đất sản xuất, không có nhà ở ổn định hoặc tạm bợ sau khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất thuộc ranh giới huyện Cam Lâm là những hộ được ưu tiên bố trí TĐC, định canh.
Ảnh: Hồ Quốc
Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...