Khánh Sơn: Chủ động gia hạn nợ cho khách hàng

Thứ tư - 27/12/2017 05:30
Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang tích cực triển khai các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ cho những khách hàng bị thiệt hại do cơn bão số 12, nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống và tái sản xuất sau bão.

Nhiều trường hợp bị thiệt hại ngoài phương án vay vốn

Cách đây hơn 1 năm, ông Tro Hồng Điện (thôn Dốc Gạo, thị trấn Tô Hạp) vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện đầu tư nuôi bò sinh sản. Ngoài ra, bằng số tiền tích góp của gia đình, ông đầu tư trồng thêm keo và chuối để có tiền trả lãi và gốc ngân hàng hàng tháng. Tuy nhiên, cơn bão số 12 vừa qua đã làm thiệt hại toàn bộ diện tích keo và chuối, khiến cuộc sống gia đình ông lâm vào cảnh khó khăn, không còn khả năng trả nợ ngân hàng. “Vì gia đình tôi vay vốn để nuôi bò, nhưng hiện nay lại bị thiệt hại về cây trồng nên không thuộc diện được ngân hàng khoanh nợ hay giãn nợ. Bây giờ, tôi cũng không thể bán bò vì bò đang xuống giá, phải nuôi thêm một thời gian nữa để bò sinh sản, sau này bán đi mới có tiền trả ngân hàng”, ông Điện chia sẻ.   

Theo bà Mấu Thị Điệp - Bí thư Đoàn xã Ba Cụm Bắc, Đoàn xã có 2 tổ tiết kiệm vay vốn, với 83 đoàn viên, thanh viên vay vốn tại Ngân hàng CSXH huyện. Trong đó, có 20 trường hợp bị thiệt hại về diện tích cây trồng do cơn bão số 12. Tuy nhiên, các loại cây trồng bị thiệt hại không thuộc phương án vay ban đầu nên cũng không thuộc diện được khoanh nợ hoặc gia hạn nợ. “Hiện nay, những hộ này gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn để tái đầu tư khôi phục sản xuất mong các cấp có thẩm quyền xem xét tạo điều kiện cho họ vay thêm vốn để khôi phục diện tích cây trồng đã bị thiệt hại, sớm ổn định đời sống, sản xuất”, bà Điệp nói.  

Qua thống kê, cơn bão số 12 đã gây thiệt hại 1.584ha cây trồng các loại và một số gia súc, gia cầm của người dân Khánh Sơn. Theo bà Phạm Thị Yến - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện, đến giữa tháng 12-2017, tổng số hộ vay vốn từ ngân hàng bị thiệt hại do cơn bão số 12 gần 1.000 hộ, với số vốn hơn 9 tỷ đồng, phần lớn là thiệt hại về sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có 412 hộ có diện tích cây trồng bị thiệt hại nằm trong phương án vay vốn (tức là đúng đối tượng vay) nên thuộc diện được khoanh nợ, giãn nợ theo quy định; 520 hộ có diện tích cây trồng bị thiệt hại không nằm trong phương án vay vốn (tức là không đúng đối tượng vay) nên không thuộc diện được khoanh nợ hoặc giãn nợ.

images5320198 Anh phat don chuoi

Nhiều gia đình bị thiệt hại do bão đang cần nguồn vốn để tái đầu tư sản xuất

Chủ động hướng dẫn thủ tục gia hạn nợ

Thiệt hại bởi thiên tai khiến nhiều gia đình mất nguồn thu nhập nên lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí có nguy cơ tái nghèo và khó có thể trả nợ ngân hàng. Với tình hình đó, Ngân hàng CSXH huyện đã thực hiện chính sách gia hạn thời gian trả nợ, khoanh nợ cho những hộ có cây trồng bị thiệt hại thuộc đối tượng vay vốn, giúp người dân giảm gánh nặng nợ nần do mưa bão. Đồng thời, lập danh sách những trường hợp có cây trồng bị thiệt hại không đúng đối tượng vay vốn trình cấp trên để có biện pháp hỗ trợ người dân. “Hiện nay, đơn vị hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục để được khoanh nợ hoặc giãn nợ. Điều kiện để được khoanh nợ hoặc gia hạn nợ đảm bảo theo quy định của Chính phủ. Tùy từng trường hợp, tùy nhu cầu của hộ vay, thời gian gia hạn cũng khác nhau; nếu là vay ngắn hạn thì thời gian gia hạn bằng thời gian cho vay; nếu vay trung hạn thì bằng 1/2 thời gian cho vay”, bà Yến cho biết.

Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH huyện Khánh Sơn cũng triển khai thực hiện chính sách cho vay bổ sung vốn đối với các hộ gia đình có mức độ thiệt hại từ 40% trở lên và đúng đối tượng vay vốn khôi phục sản xuất, kinh doanh, nhằm tạo điều kiện giúp người dân tái sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.  

Tác giả bài viết: Đinh Luận

Nguồn tin: baokhanhhoa.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Người Raglai ở Khánh Hòa

  Ảnh: Hồ Quốc     Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận.     Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...

Thăm dò ý kiến

Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng năm nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây