Kết quả tích cực trong công tác dân số

Thứ ba - 30/01/2018 08:59
Thời gian qua, nhờ tăng cường truyền thông đúng hướng nên công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Khánh Sơn đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, năm 2017, huyện giảm 33 trường hợp tảo hôn so với năm trước.

Tảo hôn giảm

Bà Nguyễn Trần Thúy Vân - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cho biết, năm 2017, giảm sinh vẫn là một mục tiêu chính của ngành. Do đó, trung tâm đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Huyện đoàn, Phòng Tư pháp, Trung tâm Văn hóa - Thông tin… triển khai nhiều hoạt động truyền thông tập trung về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào dân tộc thiểu số; tuyên truyền, vận động hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ tại các xã có mức sinh cao, xã khó khăn; truyền thông về hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11-10, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; triển khai Nghị định 39 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách DS... Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ còn phối hợp với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng Nha Trang, Trung tâm Y tế huyện thực hiện cung cấp dịch vụ cấy que tránh thai cho các đối tượng có nhu cầu. Huyện cũng đã ban hành quy chế phối hợp trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện…

Cán bộ dân số tuyên truyền giảm sinh cho người dân xã Thành Sơn.

Nhờ vậy, kết quả nhiều chỉ tiêu DS của năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Mức giảm tỷ suất sinh 0,37‰, đạt 105,7%;  mức giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 1,05%, đạt 105%; tổng số cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai mới đạt 103%. Đặc biệt, tình trạng tảo hôn giảm đáng kể, trong năm chỉ có 10 trường hợp tảo hôn, giảm 33 trường hợp so với năm 2016 và chưa phát hiện trường hợp hôn nhân cận huyết thống.

Nâng cao chất lượng dân số

Năm 2017, ngoài chú trọng giảm sinh, huyện cũng từng bước triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng DS như: sàng lọc trước sinh và sơ sinh, vận động phụ nữ có thai đến trạm y tế thăm khám định kỳ. Đặc biệt, trong năm có 95 trẻ em sinh ra được tầm soát các bệnh tật bẩm sinh. Đây là một nỗ lực lớn của ngành DS huyện.

Tuy nhiên, hiện nay, mức sinh trên địa bàn huyện vẫn còn cao gần gấp đôi so với mặt bằng chung của toàn tỉnh, chất lượng DS còn thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Hầu hết phụ nữ miền núi lao động nặng nhọc và tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa cao nên gặp hạn chế trong thực hiện một số biện pháp tránh thai bền vững, dẫn đến nguy cơ tăng tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao…

Năm 2018, huyện phấn đấu kéo giảm mức sinh 0,35‰; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 0,1%; tiếp tục giảm 10% số trường hợp tảo hôn so với năm 2017; tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại lên 73%. Để đạt các chỉ tiêu trên, huyện đề ra phương hướng tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông nhằm làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tâm lý, phong tục tập quán người dân tộc thiểu số; chuyển dần trọng tâm công tác DS-KHHGĐ từ DS-KHHGĐ sang DS và phát triển. Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo và đầu tư nguồn lực cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, xã có tỷ suất sinh còn cao, chú trọng các loại hình truyền thông chiều sâu. Ngành cũng sẽ chú trọng phối hợp thực hiện các điểm tư vấn cộng đồng theo từng cụm dân cư; xây dựng các điểm tư vấn tiền hôn nhân ở các trạm y tế; đi sâu triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ có chất lượng; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các trường hợp thực hiện các biện pháp tránh thai theo định kỳ để đảm bảo lâu dài và bền vững…

Tác giả bài viết: M.Thiết

Nguồn tin: baokhanhhoa.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Người Raglai ở Khánh Hòa

  Ảnh: Hồ Quốc     Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận.     Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...

Thăm dò ý kiến

Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng năm nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây