Còn sức là còn cống hiến...

Thứ hai - 31/07/2017 08:29
Sau khi rời quân ngũ trở về cuộc sống đời thường, nhiều thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) luôn nhiệt tình, hăng hái tham gia phát triển kinh tế, trở thành những tấm gương lao động sản xuất giỏi, góp phần tích cực vào xây dựng, phát triển quê hương.

Cựu chiến binh (CCB) Cao Hồ Sơn (thôn Cô Róa, xã Sơn Lâm) tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi và bị nhiễm chất độc da cam. Sau khi lập gia đình, ông thường xuyên đau yếu, 3 đứa con cũng tật nguyền. Vượt lên nỗi đau da cam, mấy chục năm qua, ông từng đảm nhiệm nhiều cương vị trong cấp ủy, chính quyền xã Sơn Lâm. Khi về hưu, ông bắt tay vào lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng tre lấy măng, phát triển vườn rừng, kết hợp chăn nuôi. Mỗi năm, gia đình ông thu nhập khoảng 150 triệu đồng từ cây ăn quả và măng tre. Ông cũng đã tạo việc làm thời vụ cho một số lao động địa phương.

Các thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam hăng hái lao động sản xuất

Năm nay ngoài 60 tuổi, ông Bo Bo Thanh - thương binh hạng 4/4 (tổ dân phố Hạp Phú, thị trấn Tô Hạp) vẫn hăng hái lao động sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình và làm gương cho con cháu noi theo. Ông vinh dự là 1 trong 9 người trong toàn tỉnh được đi dự hội nghị biểu dương người có công cách mạng tiêu biểu toàn quốc tại thủ đô Hà Nội vào ngày 26-7. Ông Thanh chia sẻ: “Tôi luôn tâm niệm khi nào còn sức khỏe thì còn lao động để tự vươn lên cải thiện đời sống. Với mô hình trồng cà phê, sầu riêng, mía tím, chuối, chăn nuôi bò…, mỗi năm, gia đình tôi thu nhập 80 - 90 triệu đồng”.

Tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bị thương ở chiến trường Bình Định khi mới mười tám đôi mươi, ông Hồ Văn Được (63 tuổi), thương binh hạng 4/4 (thôn Ma O, xã Sơn Trung) hiện nay là một trong những tấm gương CCB sản xuất giỏi của xã nhiều năm liền với mô hình trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Ông luôn nhiệt tình tham gia công tác xã hội tại địa phương. “Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, bản thân tôi luôn cố gắng lao động sản xuất và tham gia những công việc của thôn cũng như Hội CCB xã để làm gương cho thế hệ trẻ”, ông Được bày tỏ.

Theo ông Mấu Văn Xuyển - Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Khánh Sơn, toàn huyện hiện nay có 37 thương binh, 43 bệnh binh. Nỗ lực vượt lên nỗi đau do chiến tranh để lại, hàng ngày, họ vẫn cần cù lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tham gia công tác xã hội. Hội CCB huyện luôn tạo điều kiện để các hội viên là thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam vay vốn đầu tư phát triển kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 24 thương binh, bệnh binh sản xuất kinh doanh giỏi từ cấp huyện đến Trung ương. Bên cạnh phát triển kinh tế, các CCB còn rất nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động tại địa phương. Những đóng góp của thương, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam trên mặt trận kinh tế khi đất nước đã hòa bình thật đáng quý và trân trọng.

Tác giả bài viết: Đinh Luận

Nguồn tin: www.baokhanhhoa.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Người Raglai ở Khánh Hòa

  Ảnh: Hồ Quốc     Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận.     Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...

Thăm dò ý kiến

Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng năm nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây