Bảo vật Quốc gia, niềm tự hào dân tộc

Chủ nhật - 15/01/2017 14:13
Lần đầu tiên 18 “Bảo vật quốc gia Việt Nam”  được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Triển lãm diễn ra từ ngày 10.1 đến hết tháng 5.2017 tại Phòng Trưng bày chuyên đề Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội.
Bảo vật Quốc gia, niềm tự hào dân tộc

Lần đầu tiên, những người yêu quý di sản dân tộc được tận mắt chiêm ngưỡng 18 Bảo vật Quốc gia đang được trưng bày tại bảo tàng lịch sử. 18 Bảo vật Quốc gia là những “kho báu” di sản văn hóa mà Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang lưu giữ, bảo quản cùng với gần 20 vạn tài liệu, hiện vật gốc có giá trị. 18 Bảo vật cũng là những hiện vật quý, hiếm và độc đáo trong khối hiện vật đồ sộ này. Cuộc triển lãm lần này là dịp để khách tham quan có cái nhìn tổng thể về bộ sưu tập Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng như khám phá những câu chuyện lịch sử, văn hóa ẩn chứa trong mỗi bảo vật.

Pano giới thiệu triển lãm tại cửa chính Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Chuông chùa Vân Bản, một trong những chiếc chuông đồng cổ có kích thước lớn, chế tác tinh mỹ nhất của nền văn mình Đại Việt. Chuông chùa Vân Bản được phát hiện ngẫu nhiên tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, là bằng chứng phản ánh sự phát triển của trung tâm Phật giáo lớn thời Lý-Trần ở Đồ Sơn, Hải Phòng mà còn là nguồn tài liệu quý để nghiên cứu nghệ thuật và văn hóa phật giáo Việt Nam.
Rồng thời Trần trên quai chuông chùa Vân Bản.
Thống gốm hoa nâu, được phát hiện khi đào giếng tại khu đần Trần, thôn tứ Mạc, Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, năm 1972. Đây là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hoàn hảo nhất trong những đồ gốm hoa nâu thời Trần đã phát hiện. Chiếc thống được cho là vật dụng của hoàng tộc triều Trần.
Nguyên gốc cuốn Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký) bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhật ký trong tù gồm 133 bài thơ chữ Hán do Hồ Chí Minh viết trong thời kỳ bị chính quyền Tưởng giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc thời gian từ 1942 đến 1943.
Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga. Đây là một trong những chiếc bình gốm nguyên vẹn nhất trong bộ sưu tập hiện vật độc bản khai quật từ tàu đắm Cù lao Chàm, tỉnh Quảng Nam năm 1999-2000
Ấn “Sắc mệnh chi bảo”. Ấn được vua Minh Mệnh cho đúc năm 1827. Đây là là hiện vật độc bản, biểu trưng cho quyền lực nhà Nguyễn.
Thạp Đào Thịnh bằng đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn, là chiếc thạp có kích thước lớn nhất, hoa văn trang trí phong phú, chặt chẽ, tinh mỹ và độc đáo. Kích thước: đường kính miệng: 61cm; Đường kính đáy: 60cm; Cao: 90cm. Nơi phát hiện: xã Đào Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái.
Các du khách nước ngoài đang chiêm ngưỡng Thạp Đào Thịnh bằng đồng.
Trang trí hoa văn trên mặt trống đồng Hoàng Hạ, một trong những sản phẩm nổi tiếng thuộc văn hóa Đông Sơn. Hiện vật được phát hiện ngày 13. 07. 1937, khi dân công đào mương dẫn nước xóm Nội, thôn làng Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội ở độ sâu 1,5 mét trong lòng đất.

 

Tác giả bài viết: Lan Anh

Nguồn tin: vovworld.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn

- Từ năm 2019, Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Khánh Sơn và Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện Khánh Sơn đã hợp nhất thành Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn, theo Quyết định số 3981/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, và đã có sự thay đổi về...

Thăm dò ý kiến

Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng năm nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây