Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khảo sát căn cứ cách mạng Tô Hạp

Thứ tư - 23/03/2022 16:18

        Ngày 22/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa đã tiến hành khảo sát thực tế các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Khánh Sơn. Tham gia đoàn khảo sát còn có đại diện Sở Văn hóa và Thể thao, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh.

Đoàn khảo sát làm việc tại Huyện ủy Khánh Sơn

        Đoàn đã khảo sát 3 địa điểm di tích lịch sử cách mạng gồm: Suối Giá (xã Ba Cụm Bắc), Xóm Cỏ (xã Sơn Bình), Tô Hạp (thị trấn Tô Hạp). Đây là 3 địa điểm di tích hợp thành căn cứ cách mạng Tô Hạp được ra đời trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 2008, căn cứ cách mạng Tô Hạp được xếp hạng di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh. 2 di tích lịch sử Tô Hạp, di tích lịch sử Xóm Cỏ đã được dựng Bia di tích và được trùng tu năm 2017. Các địa điểm di tích lịch sử cách mạng này đang được giao cho chính quyền địa phương có di tích quản lý. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, trường học trên địa bàn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị lịch sử di tích.
        Tuy căn cứ địa cách mạng Tô Hạp đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh nhưng lại bao gồm 3 địa điểm nằm độc lập ở 3 địa phương khác nhau. Bên cạnh đó, bia di tích lịch sử Tô Hạp, Xóm Cỏ được đặt ở vị trí có diện tích nhỏ hẹp, khuôn viên chưa được đầu tư phù hợp. Riêng khu vực Suối Giá chưa được đầu tư dựng bia di tích. Thực tế nêu trên đã gây khó khăn cho công tác quản lý, phát huy giá trị di tích. Do đó, tại buổi làm việc với đoàn, huyện Khánh Sơn kiến nghị tách di tích căn cứ cách mạng Tô Hạp để lập hồ sơ khoa học xếp hạng 3 di tích: Suối Giá, Xóm Cỏ, Tô Hạp. Sau khi thành lập các di tích mới, sẽ tiến hành xác định vị trí để xây dựng mới các bia di tích nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, phát huy giá trị lịch sử của di tích.

Tác giả bài viết: Đinh Luận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Người Raglai ở Khánh Hòa

  Ảnh: Hồ Quốc     Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận.     Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...

Thăm dò ý kiến

Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng năm nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây