Bàn giao 10 bộ đàn đá và khai giảng lớp bồi dưỡng đàn đá Khánh Sơn

Thứ năm - 19/05/2022 09:10
       Chiều ngày 18/5, UBND huyện Khánh Sơn đã tổ chức Lễ bàn giao 10 bộ đàn đá và khai giảng lớp bồi dưỡng đàn đá Khánh Sơn. Các ông: Mấu Thái Cư-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Văn Nhuận-Chủ tịch UBND huyện; Vũ Văn Hưng-Phó Chủ tịch HĐND huyện; Cao Minh Vỹ-Phó Chủ tịch UBND huyện tham dự buổi lễ.
Quang cảnh buổi lễ
        Bộ đàn đá nguyên bản của người Raglai Khánh Sơn có niên đại khoảng 3.000-5.000 năm, đây là loại nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người. Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy loại nhạc cụ này, từ cuối năm 2019, huyện Khánh Sơn đã triển khai thực hiện Đề án phục chế và nâng cao giá trị đàn đá Khánh Sơn. Sau gần 3 năm thực hiện Đề án, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, đến nay đơn vị chế tác đã hoàn thành việc phục chế 10 bộ đàn đá (từ 14-16 thanh/ bộ) và bàn giao 2 bộ cho Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn, 8 bộ cho 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tất cả những bộ đàn đá này đều được chế tác từ loại đá Rhyolite khai thác tại Khánh Sơn, đảm bảo về kích thước và âm lượng kêu vang, có thể biểu diễn độc tấu, hòa tấu cùng các loại nhạc cụ khác trong những dịp sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại cộng đồng hoặc biểu diễn phục vụ du khách.
Đại diện lãnh đạo các đơn vị ký nhận bàn giao đàn đá
        Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn và 8 xã, thị trấn đã ký biên bản bàn giao và cam kết sẽ tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn và tích cực sử dụng các bộ đàn đá trong những dịp sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, văn nghệ tại địa phương.
          Sau Lễ bàn giao, UBND huyện Khánh Sơn đã khai giảng lớp bồi dưỡng đàn đá với 31 học viên là các thanh, thiếu niên, học sinh trên địa bàn huyện, nhằm góp phần đưa đàn đá trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống của người dân.

Tác giả bài viết: Đinh Luận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Người Raglai ở Khánh Hòa

  Ảnh: Hồ Quốc     Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận.     Điều tra thực địa cho thấy, do cư trú...

Thăm dò ý kiến

Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng năm nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây